Khi bạn muốn mua lại quán cafe đang kinh doanh nhưng vẫn chưa biết những yếu tố nào thì cùng tham khảo bài kinh nghiệm của những người đã sang lại quán cafe và kinh doanh tiếp tục thành công.

Sang nhượng cửa hàng, các mô hình kinh doanh và mặt bằng đang trở nên rất phổ biến trong thị trường kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tìm thấy nhiều quán, mặt bằng và cửa hàng tiềm năng và an toàn trên những website chuyên về sang nhượng như sangnhanh.com, sangnhuong.com.vn, sangnhanh.vn, sangnhanh.net, sangnhanh.com.vn. Đây là những trang quảng cáo có tính phí nên sẽ sàn lọc được những quán đang kinh doanh, hạn chế rủi ro lừa đảo. Có rất nhiều mô hình kinh doanh bạn có thể lựa chọn: sang quán cafe, nhà hàng, quán ăn, spa, shop thời trang,… hầu như mọi mô hình kinh doanh đều có thể được tìm thấy.

Tuy nhiên, bạn cần phải có kinh nghiệm để có thể sang nhượng thành công những cửa hàng đang kinh doanh để tiếp tục phát triển. Có những trường hợp vì thiếu kinh nghiệm trong giao dịch sang nhượng dẫn đến việc sang nhượng thất bại. Sau đây là những kinh nghiệm bạn cần biết để đảm bảo an toàn và có tiềm năng phát triển:

Mục lục

Những điểm trên sẽ được phân tích để bạn nắm bắt rõ những nguyên tắc cơ bản về sang nhượng.

1. Quan sát địa thế mặt bằng

Địa thế mặt bằng là nguyên tắc đầu tiên trong việc kinh doanh quán cafe và những mô hình khác. Có thể nói mặt bằng là yếu tố quyết định để biết kinh doanh của quán sẽ đạt được đến những kết quả nào. Thông thường, mặt bằng phải nằm ở khu đông đúc dân cư, xung quanh càng nhiều công ty, ngân hàng hoặc trường học thì càng tốt. Mặt bằng tốt nhất là nằm ngay góc ngã 4 hoặc mặt tiền phải đủ lớn để dễ định hình thương hiệu. Khi bạn sang nhượng quán, bạn phải được thuyết phục về mặt bằng quán có tiềm năng phát triển.

2. Chỉ nên giao dịch với chủ quán

Hiện nay môi giới xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, môi giới ở những thương vụ sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh hiện rất ít, hoặc không có. Bạn nên cẩn thận. Vì nếu môi giới khôn khéo quá sẽ dễ đưa bạn vào bẫy để trục lợi cao hơn. Đôi khi còn gặp một số rủi ro nhất định với mặt bằng vừa nhận được.

Cho nên, chỉ nên nhận sang nhượng những cửa hàng chính chủ. Hoặc gặp trực tiếp chủ nhà để làm việc, đàm phán rõ ràng. Đặc biệt là đàm phán về giá, các điều kiện chuyển nhượng. Hãy đánh giá được tâm lý chủ nhượng quyền quán ăn, cafe,… để có hướng đàm phán tốt nhất.

Bạn có thể yên tâm tìm hiểu những mặt bằng luôn chính chủ tại sangnhanh.com hoặc sangnhuong.com.vn. Đây là những website sang nhượng có bộ lộc tốt, có độ uy tín chính chủ rất cao.

3. Xem xét kỹ các giấy tờ liên quan

Giấy tờ kinh doanh là điều bắt buộc về pháp lý với mọi mô hình kinh doanh nên bạn cần phải xem xét về các loại giấy tờ liên quan đến cửa hàng mà bạn muốn sang nhượng. Những loại giấy tờ bạn cần xem kỹ:

Hợp đồng thuê mặt bằng (trong vài trường hợp là QSDĐ nếu chủ nhà là chủ quán)

CMND của chủ quán có khớp với hợp đồng thuê mặt bằng không.

Giấy phép kinh doanh (trong trường hợp bạn muốn dùng thương hiệu cũ)

4. Định giá sang nhượng

Xác định giá trị sang nhượng của quán là điều nên được quan tâm. Có thể bạn cần người có kinh nghiệm để hỗ trợ tư vấn và góp ý. Việc định giá sang nhượng liên quan đến các yếu tố sau:

·         Cơ sở của mặt bằng

·         Các thiết bị đi kèm

·         Tiền cọc nhà chuyển lại cho chủ mới

·         Hàng hoá còn tồn sẽ sang nhượng lại

Tất cả các hạng mục trên phải được đánh giá kỹ lưỡng về chất lượng, mới cũ… giá trị của chúng sẽ phải được khấu hao tuỳ theo các loại thiết bị, không thể tính theo giá thiết bị mới. Thường hình thức sang quán, sang nhượng mặt bằng sẽ có kèm luôn cả tài sản vật chất. Nhưng vẫn cần có các thỏa thuận thật kỹ về những đồ vật liên quan đến mặt bằng sang nhượng để tránh rủi ro.

5. Phải có hợp đồng sang nhượng

Sang nhượng cửa hàng, mặt bằng kinh doanh sẽ cần lưu tâm đến vấn đề hợp đồng. Nó là căn cứ đảm bảo yếu tố pháp lý đối với các bên tham gia giao dịch. Mặc dù đã khảo sát xong và cảm thấy mặt bằng tốt nhưng vẫn không nên ký hợp đồng ngay lập tức. Nếu bạn chưa nắm rõ yêu cầu của hợp đồng sang nhượng cửa hàng, quán, mặt bằng kinh doanh.

Lưu ý trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quán, cửa hàng:

·         Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng mặt bằng trước khi ký kết.

·         Kiểm tra chính xác chủ thể tham gia ký kết tránh ký thay.

·         Kiểm tra thông tin 2 bên sang nhượng, chuyển nhượng mặt bằng đúng với giấy tờ nhân thân.

·         Các tài sản trong biên bản kê khai sang nhượng quán, cửa hàng phải còn đầy đủ, nguyên vẹn, đầy đủ, đúng nhãn hiệu…

Trước khi ký hợp đồng cần đọc kỹ nội dung:

1. Nội dung hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng kinh doanh phải đảm bảo những yêu cầu gì?

2. Đối tượng của hợp đồng sang nhượng

Hợp đồng sang nhượng phải nêu rõ đối tượng kinh doanh là mặt hàng gì? Cà phê, hàng ăn vặt, bún, phở, kem hay quần áo, nhà hàng…. Đồng thời phải có địa điểm của đối tượng hợp đồng cụ thể, chỉ tiết.

Cần ghi rõ đối tượng kinh doanh trong hợp đồng cho thuê để tránh xảy ra mâu thuẫn.

3. Vấn đề chi phí sang nhượng mặt bằng, cửa hàng

Giá sang nhượng chi tiết từng khoản từ mặt bằng tới, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nên tham khảo giá sang nhượng cửa hàng cùng loại ở nhiều khu vực khác nhau. Tránh bị “sập bẫy” mua giá cao do định giá sang nhượng thiếu chính xác.

Phương thức thanh toán: Tiền mặt, chuyển khoản và ghi nhớ loại tiền luôn là VNĐ.

Lộ trình thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán ngày bao nhiêu, mấy lần, bao nhiêu % một lần.

Thời hạn sang nhượng: Thời gian sang nhượng cửa hàng trong bao lâu được hiểu là thời gian thực hiện việc sang tên đổi chủ. Bên sang nhượng mặt bằng kết thúc kinh doanh, bên nhận chuyển nhượng bắt đầu kinh doanh.

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare